LỊCH SỬ
Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Báo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn và dựng một thảo am nhỏ gọi là "An Dưỡng Am" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.
Cổng Tam Quan |
§ Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
Cùng với sự đóng góp của Phật tử, vua Tự Đức ban cấp nhiều kinh phí, chùa còn được các vị quan trong triều Nguyễn mà nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc, để lo việc thờ tự sau này, năm 1848 Hoà thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa qui mô hơn và rồi Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.
Hòa Thượng Huệ Minh Và Hòa Thương Chơn Thiệt |
Năm 1931 Hoà thượng Huệ Minh tiếp tục tùng tu và xây hồ bán nguyệt.
Năm 1962 Hoà thượng Chơn Thiệt tiếp tục trùng tu và chỉnh trang toàn cảnh chùa.
Năm 1971, chùa được Thượng toạ Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt và những nhà cửa bị hư hỏng.
Năm 2010 Chùa trùng tu lại Hữu Ái Nhật (nhà khách) và Quảng Hiếu Đường (nhà thờ Thánh)
Năm 2010 Chùa trùng tu lại Hữu Ái Nhật (nhà khách) và Quảng Hiếu Đường (nhà thờ Thánh)
Kiến trúc
Nhà Khách |
Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh. Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu (口), chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà Tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).
Nhà Thủy Tạ |
Các vị Trú trì
Tổ đình Từ Hiếu do nguyên "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" tức Hoà thượng Nhất Ðịnh khai sơn, chùa trãi qua các đời trú trì:
§ Hòa Thượng Cương Kỷ.
§ Hòa Thượng Huệ Đăng.
§ Hòa Thượng Tâm Tịnh.
§ Hòa Thượng Huệ Minh.
§ Hòa Thượng Chơn Thiệt.
§ Thượng Tọa Chí Niệm.
§ Hòa Thượng Chí Mậu
Sinh hoạt và tác thành
Năm 1848, chùa tổ chức lễ khánh thành, có mặt tham dự của vua Dực Tông, bà Từ Dũ và các quan đại thần.
Năm 1924, chùa tổ chức Đại Giới Đàn có sự tham dự của vua Khải Định, hoà thượng Tâm Tịnh làm đàn đầu, hoà thượng Huệ Minh làm đàn chủ. Hoà thượng Mật Khế, Viên Quan, Bích Phong, Đôn Hậu là những giới tử xuất thân từ giới đàn này.
Năm 1965, Đại Giới Đàn Vạn Hạnh được tổ chức tại đây.
Qua các đời trú trì, chùa đã trùng khắc và in các kinh văn như:
Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bồn Kinh,
Cao Vương Quán Thế Âm Kinh
Thiền Môn Nhật Tụng
Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa Kinh
Pháp Bảo Đàn kinh
Niệm Phật cầu vãng sanh nghi...
Các bản mộc kinh hiện còn lưu giữ tại chùa.
Chùa cũng là nơi trực tiếp hoặc gián tiếp tác thành danh tăng và thiền sư qua các thời đại như: Diệu Giác, Hải Thiệu, Tâm Tính, Huệ Minh, Huệ Pháp, Huệ Giác, Viên Giác, Viên Thành, Chơn Thiện, Chơn Như...
Cổng Tam Quan và Hồ Bán Nguyệt |
The pagoda is located at Duong Xuan Thuong II hamlet, in Thuy Xuan village, 5km southwest of Hue. It faces the southeast and uses Ngu Binh mount as a front screen.
The pagoda was originally a small hut built by Nhat Dinh in 1843, who was formerly recognized by royal authority as the monk of Giac Hoang Pagoda. In 1848, the pagoda was restored by monk
In 1894, it was rebuilt by
The pagoda was built in the shape of the Chinese character "Khau" (mouth), with the main building consisting of three rooms and two wings. The main sanctuary is devoted to the worship of Buddha. Behind there is a room honoring former monks of the pagoda. Across a courtyard, the Quang Hieu Duong Hall houses an altar dedicated to local Buddhist devotees on the right, another to the deity Quan Cong in the center, and a third to the eunuchs on the left. A separate altar in this hall honors Le Van Duyet, an outstanding mandarin during the reign of Emperor Gia Long. On the left side of the courtyard are the living quarters of the monks (Ta Lac Thien) and to Tu Hieu right is the guest-house (Huu Ai Nhat).
The entrance gate to the pagoda is a curved two storey structure. On the second storey, a statue of the guardian spirit Ho Phap protects the pagoda. Inside the gate is a crescent-lotus pond. On both sides of the courtyard are stele houses engraved with the history of the pagoda .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét